Răng sau khi chữa tủy sẽ tồn tại được trong bao lâu

Răng chữa tủy xong thành răng ch.ết, liệu có tồn tại được lâu không?

Tủy răng có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tổ chức răng, tái tạo tổ chức ngà răng, bảo vệ răng và đem lại cảm giác cho răng. Sau khi mất tủy răng, đồng nghĩa với việc mất đi mô liên kết các mạch máu và thần kinh trong hốc tủy.

Chữa tủy hay điều trị tủy là lấy hết toàn bộ phần tủy bị bệnh và phần tủy còn lại. Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, khi không còn mạch máu và thần kinh thì tổ chức đó sẽ bị chết và răng cũng vậy.

Tưởng rằng răng chết đi sẽ không dùng được, nhưng nhờ có cấu tạo tổ chức cứng chủ yếu là chất vô cơ, gồm muối Hydroxy Apatide và Fluor Apatide, trong đó men răng chứa 96% và ngà răng chiếm 70-80%. Chính vì vậy, khi tủy răng không còn, tổ chức cứng vẫn tồn tại và răng không bị teo đi.

Tuy nhiên các chức năng này sẽ bị suy yếu đi do thiếu vai trò của tủy răng.

❓Răng sau khi chữa tủy sẽ tồn tại được trong bao lâu ??

Tùy vào sự chăm sóc của các bạn dành cho răng sau đó

- Sau điều trị tủy, chắc chắn độ bền chắc và sức nhai của răng bị suy giảm dần theo thời gian. - Răng trở nên giòn và dễ vỡ

- Thường bị vỡ miếng trám do lực tác động ăn nhai hàng ngày

- Răng có thể tiếp tục bị sâu

- Nếu răng không được bảo vệ ngay sau khi chữa tủy thì răng sẽ khó tồn tại được lâu trong miệng

Vì những lý do trên, dù răng không còn sức sống nhưng nếu chăm sóc kỹ, bảo vệ chúng tốt thì vẫn có thể đảm bảo chức năng ăn nhai một thời gian dài. Một số biện pháp để bảo vệ răng như:

- Tái tạo lại thân răng bằng vật liệu hàn tốt, cắm chốt để tăng sức chịu lực cho chân răng.

- Chụp mão sứ sau chữa tủy để bảo vệ răng.

- Hạn chế thức ăn nóng, lạnh cứng

- Thăm khám định kỳ để xử lý những phát sinh sau đó.

Nếu tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, chăm sóc và bảo vệ tốt cho răng sau điều trị tủy thì các bạn hoàn toàn có thể níu kéo được nó ở lại lâu hơn. Giảm nguy cơ mất răng và phải trồng răng Implant cùng những điều trị phức tạp khác sau đó.

Từ khóa: